Mẹo hay chăm sóc sức khỏe thời tiết giao mùa

Thời điểm chuyển giao giữa các mùa là lúc cơ thể dễ bị ốm nhất, vì thế chúng ta cần có những biện pháp để chủ động bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình. Trong bài viết này, chúng tôi  sẽ chia sẻ những bí quyết để chăm sóc sức khỏe khi giao mùa, các bạn cùng theo dõi nhé.

1. Vì sao thời điểm giao mùa cơ thể dễ nhiễm bệnh?

Thời tiết thay đổi đột ngột, nhiệt độ tăng giảm không ổn định, bên cạnh đó mưa nắng thất thường trong những ngày chuyển mùa khiến cơ thể không thích ứng kịp. Đây là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi gây ảnh hưởng đến sức khỏe của nhiều người.

Thời điểm này không khí dễ bị tù túng, kém lưu thông mọi người có khuynh hướng ít di chuyển ra ngoài đường mà ở trong nhà nhiều hơn, đóng các cửa để tránh không khí lạnh xâm nhập. Đây là yếu tố thuận lợi làm các tác nhân vi sinh vật nếu tồn tại trong không khí có khả năng sinh sôi nảy nở nhiều hơn.

Trẻ em cần được bảo vệ sức khỏe khi thời tiết chuyển mùa

Những đối tượng thường dễ nhiễm bệnh trong thời điểm giao mùa là người cao tuổi trẻ em, phụ nữ mang thai vì thế cần biết rõ thể trạng và tình hình sức khỏe của mỗi người để có cách thức chăm sóc phù hợp nhất.

>> Xem thêm: Địa điểm du lịch nổi tiếng Hà Nội

2. Một số bệnh thường gặp trong thời điểm giao mùa

Vì liên quan đến thời tiết nên các bệnh chủ yếu thường gặp khi thời tiết giao mùa là liên quan đến đường hô hấp. Mỗi số căn bệnh mãn tính thường gặp ở người có tuổi, người già như xương khớp, các bệnh nội khoa cũng có thể gặp phải. Nhưng phổ biến nhất vẫn là vấn đề liên quan đến đường thở.

Ở độ tuổi cao, cơ thể ngày càng có sức đề kháng giảm đi, khả năng chống chịu bệnh tật không được như hồi trẻ dồi dào sinh lực. Những bệnh liên quan đến tuổi già một phần còn do sự lão hóa, ‘’xuống cấp’’ của các cơ quan bộ phận trong cơ thể.

Theo các chuyên gia y tế, đối với người cao tuổi, càng tiếp xúc lâu với cái lạnh, nguy cơ đau tim, đột quỵ, viêm phổi, trầm cảm, viêm khớp nặng hơn và gia tăng tai nạn ở nhà. Thời tiết chuyển mùa như từ đông sang xuân còn khiến người dễ mắc các bệnh về hô hấp, nhất là người có cơ địa nhạy cảm.

Cảm cúm có thể ảnh hưởng đến mọi người theo những cách khác nhau và có thể nghiêm trọng hơn bạn nghĩ. Những người có nhiều nguy cơ bị ảnh hưởng của vi rút như người mắc bệnh nền, người già thường phải đối mặt với các biến chứng nghiêm trọng.

Một bệnh liên quan đến hô hấp khác hiện nay là Covid-19, dịch bệnh đang hoành hành khắp nơi. Trong bối cảnh thời tiết chuyển mùa ở nước ta hiện nay, virus có thể có được môi trường để phát triển và lây nhiễm cho người hơn. Con số ca nhiễm ở nước ta ngày càng gia tăng đe doạ mối nguy với sức khỏe con người.

3. Phương pháp bảo vệ sức khỏe thời điểm giao mùa

Khi thời tiết chuyển mùa, bạn cũng có nhiều khả năng bị nhiễm vi rút và cảm lạnh, đặc biệt là nếu bạn bị dị ứng. Để chống lại bệnh tật, dị ứng theo mùa, bạn có thể làm một số điều để cải thiện sức khỏe của mình bằng các thay đổi, điều chỉnh để bảo vệ bản thân tốt hơn.

3.1. Chủ động tìm kiếm, tạo ra bầu không khí trong lành

Phần lớn mọi người đều mong đợi nhiệt độ ấm hơn khi mùa xuân đến và tránh cái giá lạnh, ẩm ướt bởi dễ bị nhiễm bệnh. Bạn cần chủ động tạo ra không khí trong lành, thông thoáng cho không gian nơi bạn sinh sống.

Bạn cần duy trì bầu không khí trong lành, tránh ẩm thấp

Ngay cả khi thời tiết vẫn còn hơi se lạnh, hãy mở cửa sổ để không khí lưu thông khắp không gian sống để bạn có thể hít thở không khí trong lành hơn. Bạn có thể tìm đến những nơi có bầu không khí trong lành như công viên, bờ biển hay cánh đồng và chú ý nên chọn chỗ không đông người để tránh tiếp xúc trong bối cảnh Covid-19 vẫn đang rất phức tạp.

3.2. Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng

Dinh dưỡng hợp lý là quan trọng trong cả năm, nhưng hãy cẩn trọng nếu bạn muốn thay đổi thực đơn  bằng cách nấu với các loại thực phẩm theo mùa.

Trong khi thời tiết giao mùa bạn cần chọn những thực phẩm cung cấp nhiều lợi ích như nâng cao hệ thống miễn dịch và tiêu hóa. Vitamin C, A và folate đều giúp xây dựng hệ thống miễn dịch của bạn.

Ngoài ra, hãy nhớ thêm nhiều loại trái cây và rau vào thực đơn của bạn như cam quýt, ớt chuông đỏ, bông cải xanh, rau bina và kiwi để có thêm lợi ích tăng cường chất xơ, bổ sung vitamin cho cơ thể để nâng cao hệ miễn dịch trước các tác nhân gây bệnh. Bạn cũng cần chú ý đến việc bổ sung nước thường xuyên, uống từ 2-2,5 lít nước mỗi ngày.

3.3. Không để cơ thể bị khô, háo nước

Trong khoảng thời gian chuyển mùa, nguồn nhiệt từ bộ tản nhiệt và lò sưởi trong nhà nếu bạn sử dụng có thể khiến da bị khô, ngứa. Khắc phục tình trạng này bằng cách sử dụng máy làm ẩm, kem dưỡng ẩm và mặc quần áo có tính năng hút ẩm là cách để cơ thể bạn không bị khô.

Duy trì uống nước thường xuyên

Ngoài việc ăn uống, bổ sung thực phẩm nhiều nước như ở trên, bạn cũng cần chăm sóc cơ thể bằng việc ngủ đủ giấc để cơ thể được tái tạo và phục hồi,

3.4. Chống lại vi khuẩn, vi rút

Khoảng thời gian giao mùa là lúc bạn sẽ thấy cúm, cảm lạnh, sổ mũi hay hiện tại là Covid-19 xuất hiện nhiều hơn. Điều quan trọng nhất được các chuyên gia y tế khuyên là chúng ta cần  đến các địa điểm để tiêm vắc xin phòng bệnh.

Với những bệnh hiện thuốc đặc trị Covid-19 chưa phổ biến thì vắc xin vẫn là phương pháp để bảo vệ sức khỏe, tính mạng một cách hiệu quả nhất.

Nếu bạn bị dị ứng theo mùa, hãy nhớ chú ý đến thời tiết, chuẩn bị cho tình trạng dị ứng của bạn bằng thuốc không kê đơn hoặc đến bác sĩ để kiểm tra, theo dõi để được kê toa như tiêm hoặc thuốc viên nhằm giảm các triệu chứng mắc bệnh.

Chống lại vi trùng bằng cách mang theo nước rửa tay và khử trùng những nơi ẩm thấp, ít ánh sáng trong nhà và văn phòng hay chỗ có nguy cơ cao như tay nắm cửa, điện thoại, máy tính và bàn phím. Bạn cũng có thể ngăn chặn sự xâm nhập của vi trùng bằng cách ho và hắt hơi, là các phản ứng tự nhiên, vào khăn giấy rồi bỏ vào thùng rác cũng như rửa tay thường xuyên.

3.5. Tập thể dục thường xuyên

Để giảm nguy cơ mắc bệnh theo mùa hay phòng tránh Covid-19 hiện nay, bạn cần rèn luyện thói quen tập thể dục để cơ thể vận động.

Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến cáo chúng ta nên tập ‘’150 phút mỗi tuần từ trung bình cường độ hoạt động nhẹ và vừa hoặc 75 phút mỗi tuần hoạt động mạnh’’.

Tập thể dục nâng cao sức khoẻ trong giai đoạn chuyển mùa

Các hoạt động vừa phải bao gồm đi bộ nhanh, khiêu vũ, làm vườn, quần vợt và đi xe đạp và đi bộ đường dài, chạy, bơi lội, đạp xe và nhảy dây đều giúp cơ thể ấm lên, nâng cao sức khỏe cho bạn.

Các bác sĩ gia đình khuyên rằng tập thể dục thường xuyên vẫn là một phần quan trọng trong thói quen hàng ngày của bạn. Ngay cả khi bạn không thể đi dạo qua công viên yêu thích bạn nên dành thời gian cho một số bài tập trong ngày. Duy trì một lối sống năng động trong thời gian giao mùa sẽ nâng cao sức khỏe tổng thể và tăng cường hơn hệ thống miễn dịch.

Nam giới và phụ nữ ở mọi lứa tuổi nên duy trì các hoạt động hàng ngày hoặc hàng tuần để hình thành một thói quen. Trong đó, chế độ ăn uống và luyện tập ổn định giúp bạn giữ gìn vóc dáng cũng như chống lại bệnh tật.

3.6. Giữ ấm cơ thể

Điều quan trọng là phải giữ ấm vào mùa đông hay trong khi thời tiết chuyển từ nóng sang lạnh, nhất là các đợt gió mùa. Giữ ấm có thể giúp ngăn ngừa cảm lạnh, cúm và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn.

Ăn thường xuyên giúp giữ ấm, vì vậy hãy cố gắng ăn ít nhất một bữa ăn nóng mỗi ngày cùng với đồ uống nóng. Giữ ấm ngôi nhà của bạn và đóng cửa sổ phòng ngủ của bạn đặc biệt là vào những đêm mùa đông lạnh giá, vì hít thở không khí lạnh có thể không tốt cho sức khỏe của bạn vì nó làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Giữ ấm cơ thể, tránh bị lạnh

Nếu bạn đang ra ngoài để đi dạo hoặc có thể làm vườn, hãy mặc nhiều lớp quần áo. Hãy nhớ rằng nhiều lớp quần áo sẽ giữ ấm cho bạn hơn một lớp dày vì các lớp này giữ không khí và nhiệt lượng cơ thể tỏa ra được duy trì.

Xem thêm : Bánh mì