Ý nghĩa Tiết Thanh minh

Người Việt nào cũng biết câu Kiều “Thanh minh trong tiết tháng ba”, nhưng không phải ai cũng hiểu tiết Thanh minh là gì.

Ngày Tết Thanh minh là ngày mở đầu của Tiết Thanh minh, một trong 24 tiết khí theo lịch pháp phương Đông.

Tiết Thanh minh là gì, vào ngày nào?

Mỗi năm có 24 tiết khí. Mỗi tiết khí ứng với một kiểu thời tiết cụ thể và trùng khớp với bốn mùa trong năm. Việc chia ra các tiết khí giúp con người tính toán thời điểm để gieo trồng ngũ cốc sao cho thuận với điều kiện thời tiết nhất.

Trên vòng tròn quỹ đạo Trái đát quay quanh Mặt trời, mỗi tiết khí là một điểm nằm cách nhau 15 độ. Quỹ đạo của Trái đất là một hình elíp chứ không phải hình cầu nên vận tốc di chuyển của Trái đất trên quỹ đạo xung quanh Mặt trời không phải là hằng số. Do đó, khoảng cách tính theo thời gian giữa các tiết khí không phải con số cố định. Khoảng cách giữa hai tiết khí liền kề nhau sẽ là 14-16 ngày.

Xem thêm: Phong tục của người Việt trong ngày Tết Trung Thu

24 tiết khí gồm:

  • 6 tiết mùa xuân: Lập xuân, Vũ thủy, Kinh trập, Xuân phân, Thanh minh, Cốc vũ.
  • 6 tiết khí mùa hạ: Lập hạ, Tiểu mãn, Mang chủng, Hạ chí, Tiểu thử, Đại thử.
  • 6 tiết khí mùa thu: Lập thu, Xử thử, Bạch lộ, Thu phân, Hàn lộ, Sương giáng.
  • 6 tiết khí mùa đông: Lập đông, Tiểu tuyết, Đại tuyết, Đông chí, Tiểu hàn, Đại hàn.

Tiết thanh minh là gì? Đó là khoảng thời gian khí hậu ấm áp, mát mẻ, vạn vật bước vào thời kỳ sinh trưởng.

Tiết Thanh minh là tiết khí thứ 5 trong năm và gần đứng cuối trong các tiết của mùa xuân. Khoảng thời gian này khí hậu ấm áp, mát mẻ, cây cỏ đâm chồi nảy lộc, vạn vật bước vào thời kỳ sinh trưởng. Ở miền Bắc Việt Nam, tiết Thanh minh là thời điểm trời đã hết mưa phùn, tình trạng nồm ẩm cũng đã hết,  thời tiết trở nên trong sáng, dễ chịu.

Tiết Thanh minh năm 2022 bắt đầu từ ngày 5/4 đến hết ngày 19/4; sang 20/4 là ngày đầu tiên của tiết Cốc vũ.

Xem thêm: Mã Pí Lèng 

Ý nghĩa của Tết Thanh minh

Với người Việt Nam, ngày Tết thanh minh gắn với nghi lễ tảo mộ, để sửa sang lại phần mộ của gia tộc cho khang trang, sạch sẽ hơn. Vì thế, đây cũng là dịp để mọi người tri ân, tưởng nhớ những người thân đã mất.

Trong dịp Thanh minh, các gia đình thu xếp thời gian ra nghĩa trang, mang theo dụng cụ để chăm sóc mộ phần. Với những ngôi mộ còn chưa xây, mọi người dùng xẻng, cuốc để đắp lại cho đầy đặn, rẫy hết cỏ dại và những cây hoang mọc trùm lên mộ, tránh để trâu bò đến quấy hoặc ngăn rắn, chuột đào hang làm tổ,  mà theo quấy rối sự yên nghỉ của người đã khuất. Những ngôi mộ đã xây thì được quét tước, dọn dẹp. Sau đó, những người tảo mộ bày hương hoa lễ vật, thắp hương làm lễ, sau đó đốt vàng mã.

Không khí các nghĩa trang trong dịp Thanh minh thường nhộn nhịp vì cả trẻ con cũng được cho đi theo để nhận biết phần mộ tổ tiên, học hỏi về lòng kính ngưỡng gia tiên và cách thực hành các nghi lễ truyền thống. Những người sống xa quê cũng thường thu xếp về tảo mộ, không nhất thiết phải về đúng ngày Tết Thanh minh mà có thể chọn bất kỳ ngày nào thuận tiện, rảnh rỗi trong dịp này.

Xem thêm: Nem rán Hà Nội

Sự nhân văn của người Việt cũng thể hiện trong dịp Thanh minh qua giúp sửa sang, quét tước cho những nấm mồ vô chủ, hoặc những mộ phần ít người thăm viếng. Khi thắp hương cho mộ phần gia tộc mình, mọi người thường thắp cho mỗi ngôi mộ xung quanh một nén hương.

Tảo mộ Tết Thanh minh là phong tục đẹp của người Việt.

Lưu ý trong Tết Thanh minh

Thường buổi lễ Thanh minh ở nghĩa trang được tiến hành theo trình tự như sau: Dọn dẹp mộ phần – lên hương – dâng lễ – mời rượu – khấn vái – hóa vàng mã (không nên lạm dụng vàng mã, số lượng chỉ cần mang tính tượng trưng). Mọi người tham gia phải giữ thái độ thành kính, không cười đùa, chạy nhảy lung tung.

Trước khi tu sửa dọn dẹp mộ phần, nên thắp hương khấn gia tiên để xin phép. Chú ý phát quang cỏ rậm, nhổ bỏ cỏ dại, đắp bồi thêm đất, trồng thêm hoa tươi, quét dọn khu vực xung quanh thật sạch sẽ, quang quẻ.

Trái cây và hoa dâng lên phải tươi mới, số lượng phải là số lẻ.

Sau khi hương cháy được khoảng 2/3 thì lễ tạ, hóa vàng và xin lộc về nhà để làm lễ gia thần và gia tiên ở nhà.

Xem thêm: Những phong tục trong ngày Tết cổ truyền của Việt Nam