Người bị bệnh giun đầu gai do ăn thực phẩm chứa ký sinh trùng Gnathostoma spp. (như cá nước ngọt, lươn, ếch, nhái, bò sát, ốc, tôm, cua…) nhưng nấu chưa chín hoặc ăn sống, ăn tái, làm gỏi… Bệnh giun đầu gai dù được điều trị khỏi nhưng có từ 8% – 25% trường hợp để lại di chứng kéo dài hoặc tử vong. Vậy bệnh giun đầu gai là gì?
Bệnh giun đầu gai là gì?
Bệnh giun đầu gai là bệnh truyền nhiễm do loại giun tròn trên đầu có gai, tên khoa học Gnathostoma spp. gây ra. Thế giới ghi nhận có ít nhất 5 loài giun đầu gai gây bệnh cho người, gồm Gnathostoma spinigerum, Gnathostoma hispidum, Gnathostoma doloresi, Gnathostoma nipponicum và Gnathostoma binucleatum. Riêng tại Việt Nam, Gnathostoma spinigerum là loài gây bệnh chủ yếu
Người đầu tiên trên thế giới ghi nhận nhiễm bệnh giun đầu gai là một phụ nữ ở Thái Lan. Cụ thể, năm 1889, bác sĩ Deutzer phát hiện phát hiện người bệnh này nhiễm ký sinh trùng Gnathostoma.
Nguyên nhân gây bệnh giun đầu gai
Hiện nhiều người ngày càng thích sưu tầm những món ăn “độc lạ” như gỏi cá sống, thịt tái, nướng chưa chín, thậm chí ăn sống với mù tạt, nhúng giấm các thực phẩm như: tôm, tép, cá nước ngọt, lươn, cua, chim, bò sát… Nếu chẳng may, ăn thực phẩm sống, nấu chưa chín có chứa ấu trùng giun đầu gai, người bệnh sẽ nguy cơ nhiễm bệnh rất cao.
Dù bệnh được điều trị khỏi nhưng thống kê cho thấy có từ 8% – 25% ca bệnh để lại di chứng kéo dài hoặc tử vong tỷ lệ tử vong.
Triệu chứng bệnh giun đầu gai
- Giai đoạn đầu (kéo dài từ tuần thứ 2 – 3): Ấu trùng giun đầu gai tấn công vào cơ thể, chúng sẽ đi qua dạ dày, ruột, gan nên người bệnh chưa có triệu chứng rõ ràng. Một số trường hợp, người bệnh có dấu hiệu bị sốt, mệt mỏi quá mức, chán ăn, buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy.
- Giai đoạn di chuyển (kéo dài từ tuần thứ 3 – 4): Triệu chứng bệnh giai đoạn này liên quan đến vị trí ký sinh trùng di chuyển dưới da, thường bắt đầu trong vòng 3 – 4 tuần sau khi nhiễm bệnh. Người bệnh có thể bị sưng tấy dưới da có thể kèm đau, đỏ hoặc ngứa. Nếu dùng ngón tay ấn vào vết sưng tấy sẽ không để lại vết lõm.
Ký sinh trùng Gnathostoma spp. có thể xâm nhập vào các bộ phận như: mắt, tai, phổi, bàng quang, não… Nếu chúng di chuyển vào mắt dễ dẫn đến suy giảm thị lực, mù lòa; dây thần kinh, cột sống gây đau dây thần kinh, tê liệt cơ; vào não gây đau đầu, giảm ý thức, hôn mê, tử vong. Lưu ý, những bệnh nhân bị ký sinh trùng di chuyển dưới da ở vùng mặt sẽ có nguy cơ bị tấn công lên não, lên mắt nhiều hơn.
Giun đầu gai có lây không?
Giun đầu gai không lây từ người sang người. Vòng đời của giun đầu gai ký sinh chủ yếu ở chó, heo, mèo, động vật hoang dã (gọi là vật chủ), còn ở người nhiễm bệnh do vô tình ăn phải ấu trùng có trong thực phẩm, nguồn nước có nguồn bệnh. Ngoài ra, ở một số trường hợp hiếm gặp hơn là người bị giun đầu gai chui qua da.
Đường lây truyền bệnh giun đầu gai
- Giun đầu gai trưởng thành dài từ 11-54 mm, con cái (25 – 54mm) dài hơn con đực (11 – 25 mm). Giun cái có lưng tròn, bụng hơi phẳng và 2 gai thịt lớn quanh đầu. Giun đực có gai nhỏ và cùn hơn, ở đuôi còn có 8 nhú gai ở đuôi bao quanh hậu môn.
- Cơ thể giun đầu gai trưởng thành dạng hình trụ, đầu hình củ, được những hàng nhú gai bén nhọn bao phủ. Đầu giun chia thành 4 túi, 4 khoang rỗng, mỗi khoang liên tục với một túi ở cổ thông qua khoang trung tâm.
- Giun trưởng thành sống ở thành dạ dày của các một số loài động vật (heo, chó, mèo và các động vật hoang dại – nhóm động vật này được gọi là vật chủ). Giun đầu gai không có hệ tiêu hóa nên sử dụng cơ thể thẩm thấu các chất dinh dưỡng từ vật chủ.
- Giun đực và giun cái giao phối rồi đẻ trứng. Trứng giun được thải theo phân ra ngoài. Trứng giun đầu gai mỏng, có hình ovan, kích thước từ 40-70 micrometer. Bên trong trứng chứa 1-2 tế bào phôi.
- Khi được thải ra môi trường bên ngoài, nếu trứng giun đầu gai gặp môi trường nước thì chỉ sau 1 tuần, trứng tiến triển thành phôi, giải phóng các ấu trùng giai đoạn 1. Ấu trùng của loài Gnathostoma spp dài từ 3-5mm, với đường kính khoảng 0.3mm. Khi bị các loài nhuyễn thể nhỏ (như tôm, tép, cua… được gọi là vật chủ trung gian thứ nhất) ăn thì chúng phát triển thành ấu trùng giai đoạn 2.
- Đến khi các loài cá nước ngọt, lươn, ếch, nhái, ốc (vật chủ trung gian thứ hai) ăn các loài nhuyễn thể thì ấu trùng giai đoạn 2 phát triển thành ấu trùng giai đoạn 3. Nếu heo, mèo, chó hay các loại động vật hoang dại ăn ếch, nhái, cá nước ngọt, ốc, rắn… thì sau 4 tuần, ấu trùng phát triển thành giun đầu gai trưởng thành.
- Giun đẻ trứng trong dạ dày, trứng sẽ rơi xuống lòng dạ dày và theo phân ra ngoài để. Một vòng đời mới của giun đầu gai lại xuất hiện.
Ở con người, nếu ăn thực phẩm (cá nước ngọt, ốc, ếch, nhái, rắn, lươn, tôm, cua…) chưa nấu chín, tái sống, gỏi… hay uống nguồn nước có chứa ấu trùng giun đầu gai thì sẽ nhiễm bệnh. Một ít người bị nhiễm giun đầu gai do ấu trùng chui qua da. Ấu trùng giun đầu gai có thể tồn tại trong cơ thể người từ 10 – 12 năm.
Phân loại thể bệnh giun đầu gai
Ấu trùng Gnathostoma spp. có khả năng di chuyển ngẫu nhiên khắp cơ thể con người. Tùy thuộc vị trí di chuyển của ấu trùng mà bệnh giun đầu gai được chia thành 2 loại chính: bệnh giun đầu gai ở da và bệnh giun đầu gai trong nội tạng.
- Bệnh giun đầu gai ở da: vùng da ở bàn tay hoặc bàn chân, cánh tay, vai, mặt, bàn chân, thân mình, thậm chí da vùng mắt… sưng tấy cục bộ với kích thước khác nhau, viêm, đỏ, đau, ngứa. Tùy vào độ sâu dưới da mà vết sưng có thể kéo dài từ 1 tuần đến vài tháng.
- Bệnh giun đầu gai ở nội tạng: người bệnh có thể ho thường xuyên, ho ra máu, đau ngực, khó thở và tràn khí màng phổi (do ấu trùng tấn công hệ hô hấp); đau thượng vị, buồn nôn hoặc nôn (dạ dày); tiểu ra máu, có thể kích ứng thận (tiết niệu); tê liệt, co giật hoặc hôn mê (hệ thần kinh trung ương)…
Người bệnh có thể vừa bị triệu chứng tại da kết hợp với các triệu chứng tại nội tạng, ví dụ da, mắt, thần kinh… kèm sốt. Tùy thuộc vào sự di chuyển của giun mà mỗi người có dấu hiệu bệnh có thể khác nhau. Biểu hiện bệnh có thể thay đổi từ 24-48 giờ, thậm chí đến 1-2 năm sau.
Biến chứng bệnh giun đầu gai có thể xảy ra
Ấu trùng giun đầu gai có thể gây ra nhiều biến chứng khác nhau, phụ thuộc vào đường di chuyển của ấu trùng và mức độ nông hay sâu ở vùng da, nội tạng do ấu trùng tấn công. Ví dụ, giun đầu gai khi di chuyển lên mắt có thể “tấn công” dây thần kinh thị giác, gây ra sẹo võng mạc, bong tróc, giảm thị lực, mù lòa, viêm màng bồ đào, viêm mống mắt, nhãn áp và xuất huyết…
Lo sợ nhất bệnh tấn công lên cột sống, não gây viêm cơ tủy sống, viêm não tủy, xuất huyết dưới nhện… dễ gây liệt, hôn mê, tử vong.
Chẩn đoán bệnh giun đầu gai như thế nào?
- Khám bệnh: bác sĩ xem vùng da của người bệnh bị sưng tấy có sự di chuyển hay không. Khai thác người bệnh có từng ăn cá nước ngọt, lươn, ếch, chim hoặc bò sát chưa nấu chín hoặc sống ở khu vực có ký sinh trùng hay không.
- Xét nghiệm máu: tìm số lượng bạch cầu ưa axit bằng kỹ thuật Elisa, để nhận diện bệnh ký sinh trùng.
- Chẩn đoán hình ảnh: chụp X-quang phổi, đường tiêu hóa, CT góp phần ghi nhận chảy máu nội sọ, viêm màng não…
- Ngoài ra, bác sĩ còn có thể yêu cầu người bệnh soi đờm, xét nghiệm mô học để tìm ấu trùng giun, chọc dịch não tủy để chẩn đoán.
Cách điều trị bệnh giun đầu gai
Hiện nay, bệnh giun đầu gai điều trị khá thuận lợi. Các loại thuốc điều trị hiệu quả là albendazole và ivermectin. Ngoài ra, tùy vào di chứng bệnh giun đầu gai để lại mà bác sĩ có hướng điều trị khác nhau trên mỗi bệnh nhân. Do đó, nếu nghi ngờ nhiễm ký sinh trùng giun đầu gai, người bệnh cần đến gặp bác sĩ điều trị để có hướng điều trị phù hợp nhất.
Yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh
- Người sống trong môi trường có dịch tễ bệnh giun đầu gai.
- Người đi du lịch đến nơi có nguồn bệnh, ăn uống những món ăn chưa được nấu chín như: gỏi, tái các loại cá nước ngọt, lươn, ếch, nhái, bò sát…
- Người làm công việc thường xuyên tiếp xúc nguồn thực phẩm tươi sống nhiễm ấu trùng giun đầu gai.
- Người chế biến các loại cá nước ngọt, ếch, nhái, lươn… nhưng không mang găng tay bảo vệ…
Biện pháp phòng ngừa bệnh giun đầu gai
- Khi chế biến thực phẩm tươi sống, nhất là từ động vật cần mang bao tay.
- Không ăn sống, ăn tái, ăn gỏi hay nấu chưa chín các loại cá nước ngọt, lươn, ếch, nhái, chim, bò sát.
- Thực phẩm cá, lươn, ếch… cần nấu chính ở nhiệt độ trên 63 độ C.
- Rửa tay bằng xà phòng và nước ấm trước và sau khi chế biến thức ăn.
- Không để nguồn thực phẩm tươi sống gần với thực phẩm đã nấu chín.
Trung tâm Xét nghiệm Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đạt chuẩn ISO 15189:2012, liên tục đầu tư máy móc thế hệ mới nhất với công nghệ hàng đầu từ các nước Âu – Mỹ như: máy chụp MRI 3 Tesla, máy chụp CT cắt lớp 768 lát cắt, máy siêu âm tim 4D hiện đại, máy siêu âm LOGIQ Fortis, máy móc và sinh phẩm xét nghiệm ký sinh trùng giun đầu gai, giun đũa, giun lươn, sán lá gan…
Đặc biệt, Trung tâm Xét nghiệm, khoa Khám bệnh… có những chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực ký sinh trùng, giúp người bệnh không chỉ sớm có kết quả xét nghiệm chính xác mà đảm bảo quá trình điều trị đạt hiệu quả cao.
Để đặt lịch khám và điều trị với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Xét nghiệm, khoa Khám bệnh, quý khách có thể đặt hẹn trực tuyến qua các cách sau đây:
- Gọi tổng đài 0287 102 6789 – 0287 300 6858 (TP HCM) hoặc 1800 6858 – 024 7106 6858 (Hà Nội) để đăng ký lịch hẹn khám bệnh riêng với chuyên gia, thông qua nhân viên chăm sóc khách hàng.
- Đăng ký hẹn khám bệnh với bất kỳ bác sĩ nào mà mình tin tưởng tại đường link: https://tamanhhospital.vn/danh-cho-khach-hang/dat-lich-kham/
- Gửi tin nhắn trên Fanpage Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh hoặc Fanpage Tiết niệu – Nam học BVĐK Tâm Anh
- Nhắn tin qua Zalo OA của BVĐK Tâm Anh.
Bệnh giun đầu gai là bệnh do loài ký sinh trùng Gnathostoma spp. gây ra từ việc ăn thịt sống, chưa nấu chín, đặc biệt là các món gỏi, tái từ các loài cá nước ngọt, tôm, tép, cua, ốc, lươn, ếch, nhái… có chứa ấu trùng giun. Do đó, ngoài việc phòng ngừa ăn thực phẩm và dùng nguồn nước đã nấu chín, tiệt trùng thì người bệnh cần đi khám nếu nghi ngờ mắc bệnh giun đầu gai.